Các biện pháp PCCC cơ bản

1. Các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC theo quy định tại Luật PCCC bao gồm:

Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy là:

(i) nơi sản xuất, kinh doanh,

(ii) công trình công cộng,

(ii) trụ sở làm việc,

(iv) khu chung cư

(v) các công trình độc lập.

– Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục; nhà trẻ, trường mẫu giáo.

– Bệnh viện, nhà điều dưỡng, trung tâm y tế, cơ sở y tế khám chữa bệnh khác.

– Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, nhà thi đấu thể thao trong nhà, sân vận động ngoài trời; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người, công trình công cộng khác.

– Cơ sở lưu trữ, bảo tàng, thư viện, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác, nhà hội chợ, triển lãm.

– Chợ kiên cố, bán kiên cố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa.

– Cơ sở phát thanh, truyền hình; cơ sở bưu chính viễn thông.

– Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển thuộc mọi lĩnh vực.

– Cảng hàng không, cảng biển; cảng thủy nội địa xuất nhập hàng hóa, vật tư cháy được; bến tàu thủy chờ khách; bến xe khách, bãi đỗ xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy; gara ô tô, xe mô tô, xe gắn máy; nhà ga hành khách đường sắt, ga hàng hóa đường sắt cấp IV trở lên.

– Nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ.

– Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc, cơ sở nghiên cứu.

– Hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được, công trình giao thông ngầm; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ.

– Cơ sở hạt nhân; cơ sở bức xạ; cơ sở sản xuất vật liệu nổ; cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất công nghiệp, sản xuất chế biến hàng hóa khác có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D và E.

– Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt.

– Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.

– Nhà máy điện, trạm biến áp.

– Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.

– hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi hàng hóa, vật tư cháy được./.

2) Để đảm bảo các điều kiện về PCCC thì cơ sở này phải tuân thủ các quy định sau:

– Cơ sở phải có bảng quy định, nội quy, các biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, phương án thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở theo quy định của bộ công an.

– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ cho lực lượng PCCC tương ứng với loại hình cơ sở đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

– Có hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện phù hợp; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ công an

– Có phương án, quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

– Soạn thảo bộ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

– Những người đứng đầu cơ sở phải được tập huấn về PCCC và phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn.

 

3) Các Biện pháp PCCC cơ bản (Cập nhật 2022)

3.1 Biện pháp phòng cháy

  1. Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy. Không được tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy, nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình ga mini và những vật tương tự. Đối với những hộ gia đình kinh doanh các mặt hàng dễ cháy như quần áo, chăn, đệm, sách vở… thì nên để ở những nơi cách xa nguồn điện, nguồn nhiệt, đồng thời tạo khoảng cách thuận tiện cho việc thoát nạn trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra
  2. Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt như Lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động và các thiết bị bảo vệ khi có sự cố xảy ra, đồng thời sử dụng các thiết bị điện đúng kỹ thuật. Bạn tuyệt đối không được tự ý lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ điện. Không để các thiết bị điện sinh nhiệt lớn như bếp điện, quạt sưởi ấm… gần đồ dùng làm bằng những vật liệu dễ cháy.

 

3.Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc thiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.

 

  1. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết. Có thể ngăn chặn đường lây lan của lửa bằng cách xây dựng tường ngăn cháy hoặc các cửa ngăn để bao vành đai trống, lắp đặt các thiết bị chống cháy tràn lan.

5.Ngăn chặn đường phát triển của lửa bằng cách xây dựng tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy để bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan tạo điều kiệu để dập lửa hiệu quả. 

  1. Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, bán tự động hoạt động liên tục 24/24h từ đó các hiểm họa cháy nổ sẽ được báo trước, dễ dàng xử lý sự cố và tránh thiệt hại lớn xảy ra.

3.2 Phương pháp chữa cháy

– Phương pháp làm lạnh vùng cháy hoặc chất cháy: hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần hoặc hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy. Phương pháp này thường áp dụng để dập tắt đám cháy chất rắn, đối với chất lỏng thì ít áp dụng.

– Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng: ngăn cách sự tiếp xúc giữa các phần tử chất cháy và chất oxy hóa ở vùng phản ứng cháy.

– Phương pháp cách ly các chất phản ứng với vùng cháy: làm giảm nồng độc của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn nồng độ bốc cháy thấp của chúng.

– Phương pháp kìm hãm hóa học phản ứng cháy: làm mất khả năng hoạt hóa các tâm hoạt động của phản ứng cháy.

3.3 Quy trình xử lý khi gặp đám cháy xảy ra

Bước 1: Bình tĩnh xử lý khi xảy ra cháy nổ

– Cần xác định nhanh điểm xảy ra cháy.

– Nhanh chóng đưa ra các giải pháp để chữa cháy, chống cháy.

Bước 2: Báo động cho mọi người xung quanh biết bằng cách nhanh nhất

– Hô hoán mọi người thông báo cho nhau.

– Nhấn nút chuông của hệ thống báo cháy…

Bước 3: Lập tức ngắt điện toàn khu vực bị cháy

– Dùng các dụng cụ như kìm điện, ủng, găng tay cách điện để cắt cầu dao điện, ngắt attomat toàn khu vực bị cháy.

Bước 4: Báo ngay cho lực lượng Phòng cháy chữa cháy bằng cách gọi điện thoại tới số 114

Bước 5: Sử dụng các phương tiện chữa cháy có sẵn để dập tắt đám cháy

– Bình bột chữa cháy, bình chữa cháy khí CO2, ….

– Mền chữa cháy, cát,…

– Nước (tránh dùng nước chữa cháy khi chất cháy là dầu, xăng,… )

– Nếu có vòi chữa cháy và lăng trụ phun nước thì nhanh chóng kéo vòi và phun vào đám cháy.

Bước 6: Cứu những người bị nạn, những người có khả năng thoát được đám cháy

Bước 7: Di chuyển các tài sản, hàng hóa lưu động và các chất dễ cháy ra nơi an toàn

– Tạo khoảng các chống cháy lan.