TCVN 7568-14:2025 chính thức thay thế TCVN 7568-14:2015 và TCVN 5738:2021 – Kỹ sư thiết kế hệ thống báo cháy cần lưu ý ( Phần 1)

admin_9btrasy8

Tháng 7 11, 2025

Bình luận 0

Vào năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức ban hành tiêu chuẩn mới TCVN 7568-14:2025, thay thế hoàn toàn cho hai tiêu chuẩn trước đó là:

  • TCVN 7568-14:2015 – Hệ thống báo cháy -Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy
  • TCVN 5738:2021 – Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 7568-14:2025 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn trên cơ sở ISO 7240-14:2013, TCVN 5738:2021, Bộ Công an đề nghị, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Trong bộ TCVN 7568 Hệ thống báo cháy bao gồm các phần sau:

  • TCVN 7568-1:2024 (ISO 7240-1:2014) – Phần 1: Quy định chung và định nghĩa.
  • TCVN 7568-2:2013 (ISO 7240-2:2003) – Phần 2: Trung tâm báo cháy.
  • TCVN 7568-3:2015 (ISO 7240-3:2010) – Phần 3: Thiết bị báo cháy bằng âm thanh.
  • TCVN 7568-4:2013 (ISO 7240-4:2003) – Phần 4: Thiết bị cấp nguồn.
  • TCVN 7568-5:2013 (ISO 7240-5:2003) – Phần 5: Đầu báo cháy nhiệt kiểu điểm.
  • TCVN 7568-6:2013 (ISO 7240-6-2011) – Phần 6: Đầu báo cháy khí cacbon monoxit dùng pin điện hóa.
  • TCVN 7568-7:2015 (ISO 7240-7-2011) – Phần 7: Đầu báo cháy khói kiểu điểm sử dụng ánh sáng, ánh sáng tán xạ hoặc ion hóa.
  • TCVN 7568-8:2015 (ISO 7240-8:2014) – Phần 8: Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng cảm biến cacbon monoxit kết hợp với cảm biến nhiệt.
  • TCVN 7568-9:2015 (ISO/TS 7240-9:2012) – Phần 9: Đám cháy thử nghiệm cho các đầu báo cháy.
  • TCVN 7568-10-2015 (ISO 7240-10:2012) – Phần 10: Đầu báo cháy lửa kiểu điểm.
  • TCVN 7568-11:2015 (ISO 7240-11:2011) – Phần 11: Hộp nút ấn báo cháy.
  • TCVN 7568-12:2015 (ISO 7240-12:2014) – Phần 12: Đầu báo cháy khói kiểu đường truyền sử dụng chùm tia chiếu quang học.
  • TCVN 7568-13:2015 (ISO 7240-13:2005) – Phần 13: Đánh giá tính tương thích của các bộ phận trong hệ thống.
  • TCVN 7568-15:2015 (ISO 7240-15:2014) – Phần 15: Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng cảm biến khói và cảm biến nhiệt.
  • TCVN 7568-16:2016 (ISO 7240-16:2007) – Phần 16: Thiết bị điều khiển và hiển thị hệ thống âm thanh.
  • TCVN 7568-17:2016 (ISO 7240-17:2009) – Phần 17: Thiết bị cách ly ngắn mạch.
  • TCVN 7568-18:2016 (ISO 7240-18:2009) – Phần 18: Thiết bị vào/ra.
  • TCVN 7568-19:2016 (ISO 7240-19:2007) – Phần 19: Thiết kế, lắp đặt, chạy thử và bảo dưỡng các hệ thống âm thanh dùng cho tình huống khẩn cấp.
  • TCVN 7568-20:2016 (ISO 7240-20:2010) – Phần 20: Bộ phát hiện khói công nghệ hút.
  • TCVN 7568-21:2016 (ISO 7240-21:2005) – Phần 21: Thiết bị định tuyến.
  • TCVN 7568-22:2016 (ISO 7240-22:2007) – Phần 22: Thiết bị phát hiện khói dùng trong các  đường ống.
  • TCVN 7568-23:2016 (ISO 7240-23:2013) – Phần 23: Thiết bị báo động qua thị giác.
  • TCVN 7568-25:2023 (ISO 7240-25:2010) – Phần 25: Các thành phần sử dụng kết nối bằng đường truyền vô tuyến.
  • TCVN 7568-29:2023 (ISO/TS 7240-29:2017) – Phần 29: Đầu báo cháy video.
    Bộ ISO 7240, Fire detetion and alarm systems (Hệ thống báo cháy) còn có các phần sau:
  • ISO 7240-24:2010 – Part 24: Soud-system loundspeakers (Loa hệ thống âm thanh).
  • ISO 7240-27:2009 – Part 27: Point-type fire detectors using a scattered-light, transmittedlight or ionization smoke sensor, and electrochemical-cell carbon-monoxide sensor and a heat sensor (Đầu báo cháy kiểu điểm sử dụng ánh sáng tán xạ, ánh sáng truyền qua hoặc cảm biến khói lớn ion hóa và cảm biến khí cacbon monoxit pin điện hoá và cảm biến nhiệt).
  • ISO 7240-28:2008 – Part 28: Fire protection control equipment (Thiết bị kiểm soát phòng cháy chữa cháy).
  • ISO/TS 7240-30:2022 – Part 30: Fire detection and alarm systems – Design, installation, commissioning and service of video fire detector systems (Hệ thống báo cháy – Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống báo cháy video).
  • ISO 7240-31:2022 – Fire detection and alarm systems — Part 31: Resettable line-type heat detectors (Hệ thống báo cháy – Phần 31 – Đầu báo cháy nhiệt kiểu dây có thể đặt lại).

Một số mục quan trọng trong TCVN 7568-14:2025 cần lưu ý:

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu thiết kế, lắp đặt đối với hệ thống báo cháy cho nhà, công trình. Tiêu chuẩn này không quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy cho nhà và công trình được thiết kế theo quy định đặc biệt.

2. Các thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 7568-1 (ISO 7240-1) và các thuật ngữ, định nghĩa nêu dưới đây:
1. Hệ thống báo cháy thường (Conventional fire alarm system)
Hệ thống báo cháy khi báo cháy sẽ báo đến một khu vực, khu vực đó có thể có một hoặc nhiều đầu báo cháy.
2. Hệ thống báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system)
Hệ thống báo cháy khi báo cháy sẽ báo đến từng thiết bị địa chỉ trong hệ thống (đầu báo cháy địa chỉ, module, nút ấn báo cháy địa chỉ,…).
3. Hệ thống báo cháy thông minh (Intelligent fire alarm system)
Hệ thống báo cháy thông minh, ngoài chức năng báo cháy còn có khả năng đo lường các thông số của đám cháy tại khu vực lắp đặt đầu báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói. Đồng thời, có thể tự điều chỉnh ngưỡng tác động của các đầu báo cháy để thích nghi với sự thay đổi của môi trường, nâng cao hiệu quả phát hiện cháy và giảm thiểu báo cháy giả.
4. Đầu báo cháy tự động (Automatic fire detector)
Thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo sự cháy (sự tăng nhiệt độ, toả khói, phát sáng) và truyền tín hiệu thích hợp đến trung tâm báo cháy.
5. Đầu báo cháy kiểu điểm (Point detector)
Đầu báo cháy đặt trực tiếp trong khu vực được bảo vệ để nhạy cảm với sự tác động của môi trường xung quanh vị trí lắp đặt đầu báo cháy theo đặc tính của từng loại đầu báo

6. Đầu báo cháy nhiệt (Heat detector)
Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự gia tăng nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt đầu báo cháy.
7. Đầu báo cháy nhiệt cố định (Fixed temperature heat detector)
Đầu báo cháy nhiệt cố định nhạy cảm với nhiệt độ môi trường đạt đến một giá trị xác định (ngưỡng).
8. Đầu báo cháy nhiệt gia tăng (Rate of rise heat detector)
Đầu báo cháy nhiệt, tác động khi tốc độ gia tăng nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy đạt đến giá trị xác định.
9. Đầu báo cháy khói (Smoke detector)
Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với tác động của các hạt rắn hoặc lỏng sinh ra từ quá trình cháy và / hoặc quá trình phân hủy do nhiệt gọi là khói.
10. Đầu báo cháy hỗn hợp (Combine detector)
Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với ít nhất 2 hiện tượng kèm theo của sự cháy.
11. Đầu báo cháy khói kiểu hút (Aspirating Smoke Detector)
Đầu báo cháy tự động lấy mẫu thông qua các miệng hút lấy mẫu không khí trên hệ thống đường ống và đưa mẫu không khí (hút) từ khu vực bảo vệ đến thiết bị để phân tích và phát hiện dấu hiệu cháy (khói, thay đổi thành phần hóa học của môi trường). Mỗi miệng hút lấy mẫu tương đương như một đầu báo cháy khói kiểu điểm.
12. Hệ thống báo cháy không dây (Wireless fire alarm system)
Là hệ thống báo cháy sử dụng sóng vô tuyến để truyền và nhận tín hiệu.
13. Vùng báo động cháy (alarm zone)
Khu vực được chia theo mục đích thông báo cháy hoặc/và theo công năng sử dụng trong nhà, công trình, ở đó được lắp đặt một hoặc nhiều thiết bị báo động cháy và được cung cấp chỉ thị báo động cháy chung.
14. Vùng phát hiện cháy (fire detection zone)
Khu vực được chia theo kiến trúc của nhà, công trình, trong đó có lắp đặt đầu báo cháy tại một hoặc nhiều điểm và được cung cấp chỉ thị phát hiện cháy chung.
15. Phạm vi hoạt động (area of coverage)
Vùng bên trong và/hoặc bên ngoài của nhà hoặc công trình ở đó hệ thống báo cháy đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Phạm vi hoạt động có thể không bao gồm một số bộ phận của vùng bên trong và/hoặc bên ngoài nhà và công trình.

16. Đường thoát nạn (escape route)
Đường di chuyển của người, dẫn trực tiếp ra ngoài hoặc dẫn vào vùng an toàn, tầng lánh nạn, gian lánh nạn và đáp ứng các yêu cầu thoát nạn an toàn của người khi có cháy.
18. Điện áp cực thấp (extra low voltage)
Điện áp cực thấp là điện áp không vượt quá điện áp xoay chiều 50 V hoặc điện áp một chiều 120 V.
19. Khoang cháy (fire compartment)
Thể tích được giới hạn bởi các thành phần xây dựng để ngăn cản đám cháy và các sản phẩm cháy lan truyền từ một khoang cháy hoặc từ một gian phòng có đám cháy tới các khoang cháy hoặc gian phòng khác.
20. Bề mặt bằng phẳng (level surface)
Bề mặt, mái hoặc trần có độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng 1/8
21. Bề mặt dốc (nghiêng) (sloping surface)
Bề mặt, mái hoặc trần có độ dốc lớn hơn 1/8.
CHÚ THÍCH: Bề mặt dốc không thể là bề mặt bằng phẳng và bao gồm các trần dạng vòm – hình trống.
22. Chế độ tĩnh (quiescent condition)
Là trạng thái báo động cháy, cảnh báo lỗi và các trạng thái không hoạt động và thử nghiệm.

Phía trên là một số trích đoạn tiêu biểu trong TCVN 7568-14:2025 do S-TEC VINA tổng hợp và diễn giải với mục tiêu hỗ trợ kỹ sư, đơn vị thiết kế và chủ đầu tư cập nhật kịp thời các yêu cầu mới về hệ thống báo cháy tự động.

Lưu ý: Đây chỉ là thông tin tóm lược phục vụ mục đích tham khảo.
Để tra cứu chi tiết đầy đủ nội dung và áp dụng chính xác trong thiết kế, thi công và nghiệm thu, vui lòng đăng ký mua bản quyền tiêu chuẩn TCVN tại các kênh chính thức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục Cảnh sát PCCC & CNCH.

S-TEC VINA – đồng hành cùng bạn trong mọi công trình, đảm bảo hệ thống báo cháy và chữa cháy tuân thủ TCVN mới nhất, đạt nghiệm thu và an toàn vận hành lâu dài.

Địa chỉ: Lô CN03, khu CN Đồng Văn IV, Phường Lê Hồ, Tỉnh Ninh Bình

Hotline: 022.6246.0114 – 0386 119 114

VP đại diện: Tòa 5, D’capitale, 119 Đ. Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: info@stecvina.com

Topics

  • Wind
  • Solar
  • Renewable energy
  • viVI