Yêu cầu và quy định về PCCC đối với quán Karaoke/ Vũ trường

September 6, 2023

  1. Các tiêu chuẩn PCCC trong thi công quán Karaoke/ vũ trường

Vật liệu được sử dụng để thi công quán Karaoke/ Vũ trường phải là những vật liệu không cháy hoặc khó cháy;

Có lối thoát hiểm đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;

Thi công đúng kỹ thuật và giảm thiểu tối đa khả năng cháy nổ;

Các điều kiện theo quy chuẩn khác mà pháp luật quy định.

  1. Quy định về thẩm duyệt thiết kế và thủ tục thẩm duyệt PCCC Karaoke/ Vũ trường

Pháp luật quy định doanh nghiệp/hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ Karaoke/ Vũ trường theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 147/2020/NĐ-CP phải được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy:

Kinh doanh dịch vụ Karaoke độc lập cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên;

Cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke nằm trong nhà;

– Thủ tục thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo các hình thức:

Trực tiếp tại Bộ phận một cửa của cơ quan có thẩm quyền;

Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);

Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì tiến hành ghi phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy;

Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi:

+ Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

+ Ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.

Bước 3: Thông báo kết quả xử lý hồ sơ. Việc thông báo kết quả hồ sơ được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP tương ứng với từng hình thức nộp và xử lý trong trường hợp chưa đủ điều kiện.

Bước 4: Nộp phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC (Phí thẩm duyệt được quy định tại Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016)

 

Bước 5: Nhận kết quả

  1. Trường hợp kinh doanh quán Karaoke/ Vũ trường không thẩm duyệt PCCC

Yêu cầu và quy định về PCCC đối với quán Karaoke/ Vũ trường

Quán Karaoke/ Vũ trường muốn đi vào hoạt động đúng quy định thì phải qua quá trình xây dựng theo những tiêu chuẩn luật định và tiến hành xin những giấy phép khác. Vậy những yêu cầu và quy định về phòng cháy chữa cháy  cho quán Karaoke/ Vũ trường gồm những gì, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Căn cứ quy định của pháp luật các trường hợp không thuộc khoản 1 Điều 6 Thông tư 147/2020/NĐ-CP không cần phải thẩm duyệt gồm có : Cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3

Dù không phải thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 147/2020/NĐ-CP bao gồm:

 Khoảng cách từ đường giao thông:

+ Chiều rộng không nhỏ hơn 3,5 m,

+ Chiều cao không nhỏ hơn 4,5 m cho xe chữa cháy tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m;

Mỗi tầng của nhà phải có ít nhất 02 lối thoát nạn.

Các gian phòng có diện tích lớn hơn 50 m2 phải có ít nhất 02 lối thoát nạn. Cho phép mỗi tầng có 01 lối thoát nạn khi:

+ Số lượng người có mặt đồng thời trên tầng không quá 20 người 

+ Lối thoát nạn đi vào buồng thang bộ không nhiễm khói có cửa đi ngăn cháy có giới hạn chịu lửa EI 30;

Chiều cao thông thủy của cửa phòng:

Không được nhỏ hơn 1,9 m; chiều rộng thông thủy của cửa các gian phòng phải không nhỏ hơn 1,2 m khi có diện tích lớn hơn 50 m2 và không nhỏ hơn 0,8 m khi có diện tích đến 50 m2.

Cửa của các phòng kinh doanh dịch vụ Karaoke, dịch vụ vũ trường phải mở theo chiều thoát nạn;

Chiều cao thông thủy của hành lang thoát nạn phải không nhỏ hơn 2 m; chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 1,2 m khi diện tích kinh doanh trên một tầng lớn hơn 50 m2 và không nhỏ hơn 1 m cho trường hợp còn lại;

Thang bộ dùng để thoát nạn:

Có thể là loại 1, loại 2, loại 3, buồng thang không nhiễm khói loại N1, N2, N3.

+ Chiều rộng của bản thang dùng để thoát người không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỹ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn 0,9 m;

+ Độ dốc (góc nghiêng) của các thang trên các đường thoát nạn không được lớn hơn 1:1 (45°); chiều rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 22 cm;

Thiết kế hệ thống hút khói cho các khu vực như sau:

+ Hành lang của tầng hầm;

+ Tầng nửa hầm không có thông gió tự nhiên mà hành lang này dẫn vào các khu vực thường xuyên có người; 

+ Các gian phòng kinh doanh dịch vụ Karaoke, dịch vụ vũ trường diện tích từ 50 m2 trở lên.

Lưu ý: Điều kiện an toàn về PCCC phải được người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke, dịch vụ vũ trường tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Topics

  • Wind
  • Solar
  • Renewable energy
  • en_USEN